Mục lục
Hợp đồng dịch vụ vệ sinh Công nghiệp là hồ sơ cần thiết khi nhận làm Dịch vụ vệ sinh Công Nghiệp. Hợp đồng giữa doanh nghiệp và một tập thể, cá nhân khác nhằm đảm bảo những yêu cầu, quyền lợi giữa hai bên. Vì sao cần có hợp đồng khi sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp ? Nó có những đặc điểm cụ thể ra sao? Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu cụ thể ngay sau đây.
Kinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp cần chú ý điều gì
Kinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp hiện nay đang được nhiều người lựa chọn kinh doanh lĩnh vực này. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng dịch vụ của các hộ gia đình là rất cao. Nhất là ở những thành phố lớn và các tỉnh đang phát triển.
Càng quan tâm hơn tới vấn đề vệ sinh môi trường xung quanh. Và vệ sinh Công nghiệp sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Để có được môi trường sống trong lành. Sạch đẹp thì cần thiết phải sử dụng dịch vụ này.
Kinh doanh dịch vụ vệ sinh cần phải chú ý nhiều điều khi bạn có ý định mở dịch vụ vệ sinh.
1. Xác định nhu cầu và phân đoạn thị trường mục tiêu nơi mình định mở
Đây là bước đầu tiên trong tiến trình và đóng vai trò quan trọng. Xác định nhu cầu và phân đoạn thị trường mục tiêu giúp ích rất nhiều. Trong khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Và tiết kiệm thời gian tiếp cận khách hàng sau này cho đội ngũ kinh doanh của công ty bạn.
Dịch vụ vệ sinh chỉ phát triển ở những vùng thành phố. Nơi tập trung đông dân và đời sống người dân ở mức cao. Khi đó người dân mới có khả năng sử dụng dịch vụ vệ sinh của bạn. Chứ một vùng nông thôn bình yên sẽ không ai quan tâm đến dịch vụ vệ sinh của bạn làm gì. Vì họ không có nhu cầu hoặc có cũng không bỏ tiền ra thuê bạn.
2. Chuẩn bị máy móc, thiết bị, hóa chất chuyên dụng

Dịch vụ vệ sinh, còn gọi là vệ sinh công nghiệp. Đây là ngành nghề không đơn giản chỉ là dọn dẹp nhà cửa. Để dọn dẹp sạch sẽ một căn nhà. Một công trình sau sửa chữa và xây dựng. Đòi hỏi đội ngũ nhân công phải làm việc một cách khoa học và đúng trình tự đạt chuẩn.
Máy móc trang thiết bị, chất hóa học là yếu tố quan trọng nhất. trong việc làm sạch và hỗ trợ đội ngũ dọn dẹp. Giúp quá trình làm sạch trở nên dễ dàng. Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực hơn. Từ đó tối ưu hiệu suất làm việc. Tăng doanh thu và quyết định mức lợi nhuận của bạn hơn
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh của mình
Trước khi mở một dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Bạn nên tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình. Bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
4. Xây dựng thương hiệu riêng và nhân viên tay nghề
Xây dựng thương hiệu trong ngành dịch vụ vệ sinh. được hiểu là tiến trình tạo dựng tên tuổi, hình ảnh,. Kí hiệu đặc trưng (logo, màu sắc…). Giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, đối với ngành dịch vụ thì uy tín. Sự tin tưởng của khách hàng được gây dựng từ chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ càng tốt thì uy tín càng được nâng cao. Muốn làm được điều đó. Thì ngay từ những ngày đầu tiên chúng ta cần phải:
Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp và gắn bó với nghề. Nhân viên của bạn phải biết việc, giỏi việc, chăm chỉ và không ngại khó.
Chuẩn bị máy móc trang thiết bị đầy đủ. Phải lường trước những tình huống xấu xảy ra để kịp thời ứng phó.
Ngoài ra để có một thương hiệu tốt thì giá cả cũng là điều nên quan tâm. Làm dịch vụ phải có lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận nên đi đôi với chất lượng. Không nên vì nhu lợi nhuận mà tăng giá một cách quá đáng. Làm vậy khách hàng sẽ không gọi bạn lần sau. Chí ít họ cũng có thể giới thiệu về dịch vụ của bạn.
5. Quảng cáo dịch vụ để nhiều người biết tới
Quảng cáo dịch vụ có rất nhiều cách chẳng hạn như phát tờ rơi. Nhờ bạn bè giới thiệu, quảng cáo trên các trang cá nhân, fanpage. Tìm đến các nhà thầu, tham gia các diễn đàn. Hiệp hội, đội nhóm liên quan. Đặc biệt là quảng cáo trên google. để làm được điều này bạn cần có một website để cung cấp các thông tin dịch vụ của mình. Từ đó, khách hàng sẽ nhìn thấy độ chuyên nghiệp của bạn.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhu cầu dọn dẹp vệ sinh quy mô công nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Theo đó các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trước đối tác. Khách hàng thể hiện qua hợp đồng vệ sinh công nghiệp. Từ đó, hợp đồng đóng vai trò quan trọng và cần thiết.
Vai trò của Hợp đồng cung cấp Dịch vụ vệ sinh Công nghiệp
Là căn cứ thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong sử dụng và thực hiện dịch vụ. Hợp đồng vệ sinh công nghiệp chính là giá trị pháp lý vô cùng quan trọng. Làm cơ sở thỏa mãn hai bên sau khi tất toán nghiệm thu công trình.
Trên cơ sở hợp đồng vệ sinh công nghiệp. Bên thực hiện sẽ tiến hành nghiệm thu và tất toán giá trị hợp đồng. Đồng thời bên sử dụng dịch vụ căn cứ theo những những điều khoản đã nêu trong hợp đồng. Để có thể có những yêu cầu điều chỉnh phù hợp theo nội dung ký kết.
Khi cả hai bên không thể ngồi thỏa thuận đàm phán. Thì hợp đồng vệ sinh công nghiệp chính là cơ sở pháp lý được đưa ra trước pháp luật để giải quyết những tranh chấp. Dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ trong bản hợp đồng cơ quan pháp luật đưa ra những phương án giải quyết thỏa đáng công bằng cho cả đôi bên
Hợp đồng vệ sinh công nghiệp cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp dịch vụ. Làm minh chứng cho năng lực và uy tín của đơn vị trên thị trường.
Khi nào cần sử dụng Hợp đồng cung cấp dịch vụ vệ sinh
Trường hợp nào cần sử dụng hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Là băn khoăn của không ít khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Thông thường với những khách hàng làm dịch vụ vệ sinh nhỏ lẻ. Dịch vụ vệ sinh cá nhân không cần sử dụng đến hợp đồng vệ sinh công nghiệp. Tuy nhiên với những đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo quy trình bài bản với tư cách pháp nhân. đầy đủ làm việc với khách hàng về cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Và sự uy tín tạo lòng tin với khách hàng.
Với đối tác là cơ quan doanh nghiệp. Nhà máy xí nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn… Thì việc ký kết hợp đồng vệ sinh công nghiệp là tất yếu. Nó thể hiện tư cách pháp nhân của cả hai bên. Đồng thời là cơ sở căn cứ trong hạch toán chi phí, xuất hóa đơn tài chính. Hợp đồng chính là căn cứ hợp thức hóa cho các khoản chi mà doanh nghiệp thực hiện dịch vụ chi trả.
Đồng thời hợp đồng vệ sinh công nghiệp cũng là là cơ sở căn cứ để khách hàng sử dụng dịch vụ đánh giá chất lượng đơn vị cung cấp. Trên cơ sở đó cũng đảm bảo thanh toán đúng giá trị hợp đồng theo thời hạn đã thỏa thuận.
Hầu hết công trình lớn hiện nay đều cần sử dụng đến hợp đồng vệ sinh công nghiệp, chỉ một số trường hợp các hợp đồng nhỏ giá trị dưới 5 triệu thì có thể thỏa thuận hợp đồng miệng.
Hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Thông thường khi khách hàng đi thuê bất kỳ dịch vụ nào có giá trị lớn đều cần có hợp đồng thuê dịch vụ, vệ sinh công nghiệp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, những hợp đồng vệ sinh công nghiệp có giá trĩ lớn từ 10 triệu đồng trở lên hoặc khách hàng là công ty, doanh nghiệp đều phải thực hiện hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này được ký kết bởi các công ty thuê dịch vụ và doang nghiệp có tư cách pháp nhân cho thuê.
Hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp không chỉ bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của các bên liên quan. Mà nó còn là sự ràng buộc các điều khoản về mặt pháp lý đối với các gói dịch vụ có giá trị lớn.
Dựa vào hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp, hai bên mới có căn cứ, cơ sở dựa vào để khi hoàn thành công việc hay khi xảy ra tranh chấp có thể đòi hỏi quyền lợi của mình. Nếu xảy ra mâu thuẫn thì là căn cứ để pháp luật giải quyết.
Là một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp, uy tín, chúng tôi khuyên khách hàng và cả bên cung cấp dịch vụ vệ sinh nên chuẩn bị và tạo lập hợp đồng dịch vụ cho những công trình vệ sinh sắp tới.
Hợp đồng vệ sinh Công nghiệp gồm những phần nào
Một hợp đồng vệ sinh công nghiệp cần phải có các phần cụ thể như:
Phần 1: Thông tin đại diện 2 bên ký hợp đồng
Phần này sẽ bao gồm các căn cứ ở các điều khoản của bộ luật hình sự và căn cứ vào nhu cầu của đôi bên.
Bên A: Bên A là bên công ty Thuê Dịch vụ, tức là bên đối tác của Dịch vụ vệ sinh
Sẽ bao gồm các thông tin như:
Tên Công ty, doanh nghiệp, tên người
Địa chỉ
Số điện thoại
Mã số thuế (Hoặc số Chứng minh nhân dân đối với cá nhân)
Người đại diện
Phần này là phần đầu của hợp đồng để biết rõ được thông tin, cách thức liên lạc, pháp lý của các bên liên quan để thuận lợi cho việc liên lạc khi cần thiết và đảm bảo tính minh bạch.
Phần 2: Nội dung công việc
Bên A giao và Bên B nhận cung cấp cho Bên A dịch vụ làm sạch hàng ngày tại (VỊ TRÍ CÔNG VIỆC VÀ ĐỊA CHỈ KHÁCH HÀNG) bao gồm nhân viên, máy móc, các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất làm sạch (theo các Bảng 01, 02 đính kèm).
Phần 3: Thời gian làm việc
Thời gian được 2 bên thỏa thuận và nhất quán thời gian cụ thể bao gồm giờ phút, ngày tháng tiến hành dọn dẹp vệ sinh công trình
Phần 4: Chi phí, giá dịch vụ và thanh toán
Thống nhất các chi phí liên quan tới việc dọn vệ sinh tại địa điểm đó và các chi phí nếu phát sinh, Báo giá dịch vụ vệ sinh để 2 bên được nắm rõ
Về phần thanh toán, quy định thanh toán bằng chuyển khoản hay tiền mặt và thanh toán thời gian nào kể từ khi làm xong các công việc.
Phần 5: Trách nhiệm và quyền lợi của 2 bên
Trách nhiệm của bên A
Trách nhiệm của bên B
Phần 6: Chấm dứt hợp đồng và gia hạn
Phần 7: Điều khoản thi hành
Kinh nghiệm mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Kinh nghiệm mở Dịch vụ vệ sinh công nghiệp bắt đầu từ đâu

Kinh nghiệm khởi nghiệp dịch vụ dọn dẹp nhà cửa đòi hỏi bạn phải siêng năng cần cù và chịu khó. Và để mở được một đơn vị dịch vụ vệ sinh công nghiệp thành công thì bạn cần sự nhạy bén, nhanh nhẹn để thu hút khách hàng, phát triển doanh nghiệp.
1. Tích lũy kinh nghiệm
Không có một doanh nghiệp nào dám bắt đầu kinh doanh khi không có kinh nghiệm. Kể cả nghề mở dịch vụ dọn nhà cũng vậy.
Đầu tiên, bạn hãy trải nghiệm công việc của một nhân công vệ sinh ở các đơn vị khác nhau để học hỏi những bí quyết làm sạch cho công trình hoặc nhà ở. Mỗi công trình sẽ mang đến cho chúng ta những kinh nghiệm làm sạch quý báu. Từ đó nắm rõ quy trình làm việc cho nhân viên khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Đồng thời hãy luôn học hỏi những kỹ năng làm việc từ những người đi trước để mình trở nên chuyên nghiệp hơn.
2. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường nơi bạn mở là cực kỳ quan trọng, quyết định bạn có thể thành công ở lĩnh vực này hay không.
Việc tìm hiểu thị trường và tiềm năng phát triển dịch vụ của mình là điều cần thiết. Bởi ngành vệ sinh công nghiệp hiện nay chỉ phát triển ở các vùng đô thị, thành phố. Những nơi có nhiều công trình, nhà ở, những nơi có nhiều dân cư và mức sống đời sống kinh tế khá và cao. Ít ai và dường như không ai mở dịch vụ dọn lau nhà ở một vùng nông thôn bình yên cả. Vì họ sẽ không có nhu cầu và cũng như không bỏ số tiền thuê dịch vụ của bạn làm gì.
3. Chuẩn bị máy móc, hóa chất, thiết bị
Để làm kinh doanh dịch vụ dọn dẹp nhà cửa không chỉ cần kinh nghiệm và nhu cầu thị trường mà còn phải đầu tư máy móc vệ sinh công nghiệp. Bởi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp không chỉ đơn giản là chỉ dọn dẹp nhà cửa thông thường. Mà còn đòi hỏi phải làm đúng quy trình, đúng khoa học.
Các trang thiết bị máy móc, dụng cụ và hóa chất chuyên dụng là những yếu tố rất quan trọng để làm sạch. Giúp đơn vị của bạn hoàn thành công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Bạn sẽ tiết kiệm được các chi phí về nhân công và tiết kiệm về thời gian. Nó góp phần mang đến lợi nhuận cho bạn.
4. Quảng cáo và tạo thương hiệu tốt
Trên thị trường hiện nay có hàng trăm đơn vị mở dịch vụ dọn nhà. Chính vì thế mức độ cạnh tranh sẽ rất cao. Để vượt qua đối thủ, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ để có chiến lược phát triển đúng đắn. Và cần có chính sách quảng cáo tạo thương hiệu tốt và mang tới khách hàng.
Những khó khăn thường gặp khi mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Đối với những ai đã có kinh nghiệm mở dịch vụ dọn nhà sẽ biết được nó không hề dễ như chúng ta tưởng tượng. Người mới bắt đầu khởi nghiệp dịch vụ vệ sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nếu bạn không có kế hoạch, không đi đúng hướng thì bạn sẽ mất tất cả thời gian bỏ ra và tiền bạc.
Thời gian duy trì
Thời gian là thử thách cho những đơn vị mới mở dịch vụ lau dọn nhà. Bởi bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để học hỏi kinh nghiệm, đúc kết kiến thức ngành nghề. Thời gian xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng… Chính vì thế đã có rất nhiều đơn vị đã bỏ cuộc sau một thời gian hoạt động. Nên kinh doanh dịch vụ vệ sinh cần có tính kiên nhẫn cao.
Chuẩn bị nguồn vốn
Ngân sách thường là một trong những yếu tố khiến những nhà khởi nghiệp dịch vụ vệ sinh đau đầu. Thông thường khi bắt đầu, bạn sẽ tốn chi phí đầu tư bộ máy vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp để làm nghề. Ngoài ra còn có chi phí thuê nhân công, thuê mặt bằng, phí duy trì trong những mùa ít khách… Đây là vấn đề mà hầu như các bạn mới bắt đầu ngành dịch vụ vệ sinh đều phải trải qua.
Giữ nguồn khách hàng ổn định
Việc thu hút khách hàng rất quan trọng để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và mạnh mẽ.
Để thu hút được lượng khách hàng lớn bạn cần phải nhanh nhẹn và thông minh. Hãy học hỏi thật nhiều từ đối thủ, học hỏi nhiều cách tiếp thị. Đặc biệt là quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Sau khi đã có khách hàng, phải giữ chân họ bằng các dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm.
Mẫu hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Sau đây là mẫu hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp để mọi người tham khảo. Có nhiều mẫu khác nhau nhưng chúng tôi sẽ đưa ra mẫu cơ bản nhất.
Hợp đồng kinh tế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số: ……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hợp đồng cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm……, các bên gồm
Bên A: Bên thuê dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Đại diện…… Chức vụ….
Địa chỉ:
Điện thoại:
Mã số thuế:
Tài khoản số:…. Tại:…..
Bên B: Bên cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp
Đại diện:…. Chức vụ:…..
Địa chỉ:
Điện thoại:
Mã số thuế:….
Tài khoản:…. Tại:….
Sau khi thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết hợp động vệ sinh công nghiệp với những nội dung điều khoản của hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Liệt kế các dịch vụ sẽ tiến thành thực hiện vệ sinh công nghiệp
Điều 2: Giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng:……….
VAT 10%:……
Tổng giá trị hợp đồng:………
Bằng chữ:……….
Điều 3: Trách nhiệm các bên
3.1 Trách nhiệm bên A
Thanh toán đầy đủ cho bên B theo điều 2 và điều 4 của hợp đồng
Tạo mọi điều kiện cho bên A hoàn thành công việc vệ sinh công nghiệp như cung cấp điện, nước, mặt bằng làm việc thuận lợi. Nghiệm thu công trình nhanh chóng, phát sinh sẽ thỏa thuận tính thêm chi phí phù hợp.
3.2 Trách nhiệm bên B
Thực hiện đầy đủ các hạng mục vệ sinh đã thỏa thuận
Đảm bảo đúng thời gian, tiến độ công việc
Trường hợp xảy ra sự cố hỏng hóc đồ đạc trong không gian phải tiến hành bồi thường cho bên A.
Điều 4: Phương thức thanh toán
Sau khi hoàn tất công việc vệ sinh, bên B tiến hành làm biên bản nghiệm thu, bên A đánh giá chất lượng công việc thực hiện, ký biên bản nghiệm thu. Bên B cung cấp đầy đủ chứng từ, hợp đồng thanh lý, biên bản nghiệm thu vệ sinh công nghiệp, hóa đơn VAT, bên A có trách nhiệm thanh toán số tiền tại điều 2. Thời gian thanh toán chậm nhất 10 ngày sau khi bên A nhận đầy đủ thủ tục giấy tờ.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản
Điều 5: Các điều khoản chung
Hai Bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản ghi trong Hợp đồng và chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có sự thay đổi hoặc bổ sung nào khác, Hai Bên phải thông báo kịp thời cho nhau bằng văn bản để cùng nhau giải quyết;
Mọi tranh chấp phát sinh giữa Hai Bên liên quan đến Hợp đồng thì Hai Bên sẽ thỏa thuận giải quyết trên tinh thần hợp tác và xây dựng. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hai Bên không tự giải quyết được bằng thương lượng thì sẽ giải quyết tại tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng, có giá trị pháp lý bắt buộc đối với cả Hai Bên. Án phí và các chi phí do bên thua kiện có trách nhiệm thanh toán;
Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau
Đại diện bên A Đại diện bên B
Mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp là ngành nghề hot và có nhu cầu sử dụng nhiều nên có nhiều người lựa chọn mở dịch vụ vệ sinh để tạo ra nguồn thu nhập và lợi nhuận
Khi mở dịch vụ vệ sinh sẽ cần các giấy tờ pháp lý liên quan. Và cần biết rõ các thủ tục liên quan đến việc mở doanh nghiệp vệ sinh.
Đầu tư máy móc, thiết bị là rất cần thiết. Bao gồm các thiết bị tiên tiến hiện đại và hóa chất giúp đẩy nhanh quá trình dọn vệ sinh và tiết kiệm thời gian tối ưu nhất. Hơn nữa giúp tiết kiệm công sức cho nhân viên và làm sạch một cách nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, cần có đủ các chi phí khi mở một doanh nghiệp vệ sinh để đảm bảo được đầu tư nguồn nhân lực và máy móc đủ để có thể làm việc hiệu quả nhất
Trên đây là những thông tin của Dịch vụ vệ sinh Đà Lạt Cô Liên về Hợp đồng Dịch vụ vệ sinh công nghiệp mới nhất 2022 và những vấn đề liên quan. Mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về kinh doanh ngành dịch vụ này.